Các từ ngữ bị cấm trên TikTok Shop là những từ nào? Nếu chẳng may sử dụng từ ngữ đó, hậu quả sẽ ra sao? Hình ảnh, video, tài khoản,… của bạn có thể bị hạn chế, thậm chí là khóa hoàn toàn. Vậy nên việc nắm rõ list từ bị cấm là điều rất quan trọng để bạn có thể hoạt động suôn sẻ trên nền tảng này. Trong bài viết dưới đây, ToaTol sẽ cung cấp cho bạn danh sách từ ngữ bị cấm sử dụng trên TikTok Shop.
1. Tại sao có các từ bị cấm trên TikTok Shop?
Bạn có đang thắc mắc tại sao lại có các từ bị cấm trên TikTok Shop không? Đó là bởi vì nền tảng này muốn xây dựng một cộng đồng thân thiện, lịch sự, văn minh. Vậy nên, TikTok đã đặt ra những quy định nghiêm ngặt về ngôn ngữ nhằm:
- Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.
- Ngăn chặn nguy cơ lan truyền thông tin sai lệch tạo nên hiểu lầm cho người tiêu dùng.
- Tránh gây thù hận, bạo lực cho người dùng, tạo nên môi trường mua sắm văn minh, an toàn.
- Bảo vệ đối tượng trẻ em khỏi các nội dung độc hại nguy hiểm, không lành mạnh.
- Tuân thủ theo đúng các quy định pháp luật.
Tại sao có các từ bị cấm trên TikTok Shop?
2. Lưu ngay danh sách các từ bị cấm trên TikTok Shop để tránh bị ăn gậy
TikTok Shop là nền tảng bán hàng đang cực kỳ HOT, lôi cuốn đông đảo chủ kinh doanh tham gia. Để buôn bán thành công, bạn cần nắm rõ trong lòng bàn tay các từ bị cấm trên TikTok Shop. Dưới đây là thông tin chi tiết về list từ bị cấm sử dụng trên nền tảng này.
Nội dung chứa từ “TikTok” và các mạng xã hội khác
Nếu sử dụng các từ ngữ chứa từ “TikTok” hoặc các trang mạng xã hội khác như Instagram, Zalo, Facebook,… trong tên sản phẩm, mô tả sản phẩm, hashtag, bình luận hoặc livestream, tài khoản của bạn có thể bị “ăn gậy” ngay lập tức. Lý do có các từ cấm này là vì TikTok muốn giữ chân người dùng trên nền tảng này. Đồng thời, điều này cũng giúp họ dễ dàng quản lý nội dung hơn, đảm bảo môi trường an toàn.
Nội dung chứa từ “TikTok” và các mạng xã hội khác
Tên quốc gia hoặc thương hiệu lớn
Có thể bạn sẽ bất ngờ, tên quốc gia hoặc thương hiệu lớn như Gucci, Dior, Chanel,… cũng nằm trong danh sách các từ bị cấm trên TikTok Shop. Nếu không phải là đại lý chính thức mà bạn vẫn sử dụng tên, biểu tượng hoặc yếu tố nào đó giúp nhận dạng các nhãn hàng lớn trên shop thì kênh bán hàng của bạn có thể bị hạn chế, xóa bỏ nội dung vi phạm.
Tên quốc gia hoặc thương hiệu lớn
Bởi TikTok có chính sách quy định bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các thương hiệu, công ty. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng sử dụng trái phép nhãn hiệu nổi tiếng để bán hàng, quảng cáo,… Bên cạnh đó, nó cũng giúp xây dựng môi trường kinh doanh lành mạnh trên TikTok.
Từ ngữ mang tính chất tuyệt đối, khẳng định
Việc sử dụng các từ ngữ mang tính chất tuyệt đối hay khẳng định mà không có cơ sở có thể tác động tiêu cực đến hình ảnh nhãn hàng, tiềm ẩn nguy cơ lừa dối người tiêu dùng. Do đó, TikTok đã quy định những từ ngữ này bị cấm dùng trên nền tảng bán hàng của họ.
Từ ngữ mang tính chất tuyệt đối, khẳng định
Nhóm từ trên bao gồm cụm từ như “hiệu quả nhất”, “tốt nhất”, “độc nhất”, “duy nhất”, “hoàn toàn”, “tuyệt đối”,… mà không có cơ sở, bằng chứng xác thực. Nó có thể khiến khách hàng hiểu lầm về chất lượng, công dụng của sản phẩm, dịch vụ. Từ đó dẫn đến quyết định mua hàng sai lầm, ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của họ trên TikTok Shop.
Từ ngữ mang tính chất công kích, bạo lực, phân biệt
Những từ ngữ mang tính chất công kích, bạo lực, đe dọa hay phân biệt đối xử,… có thể khiến người nghe bị tổn thương về mặt tinh thần, cảm xúc. Do đó, đây cũng là các từ ngữ bị cấm trên TikTok Shop.
TikTok đưa ra quy định cấm các từ ngữ này nhằm mục đích giúp khách hàng có môi trường mua sắm an toàn, lành mạnh, vui vẻ. Hơn nữa, đây cũng là nhóm từ ngữ vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức cần phải loại bỏ.
Từ ngữ mang tính chất công kích, bạo lực, phân biệt
Từ ngữ có ý lừa gạt người mua tiêu dùng
Các shop sử dụng từ ngữ mang tính chất dối lừa khách hàng như “Giảm giá sốc”, “Giá rẻ vô địch”, “Giá rẻ có 1 – 0 – 2”, “Nhấn vào link để nhận quà”,… có thể bị khóa tài khoản tạm thời. Bởi nhóm từ này tiềm ẩn nhiều rủi ro pháp lý và tác động tiêu cực đến hình ảnh, uy tín của nhãn hàng.
Từ ngữ có ý lừa gạt người mua tiêu dùng
Từ ngữ mang tính chất tiêu cực
Những từ mô tả xu hướng, hành động tiêu cực như bạo lực, lừa dối, đánh đập,… cũng là các từ ngữ bị cấm trên TikTok Shop. Bởi những từ ngữ này có thể khiến người xem khó chịu, có ấn tượng xấu về nhãn hàng. Thậm chí, shop của bạn có thể bị “ăn gậy” từ TikTok Shop nữa đó!
Từ ngữ mang tính chất tiêu cực
3. Sử dụng từ bị cấm trên TikTok Shop sẽ bị gì?
Nếu “chẳng may” sử dụng các từ bị cấm trên TikTok Shop, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ:
Sử dụng từ bị cấm trên TikTok Shop sẽ bị gì?
- Bị gỡ bỏ nội dung: Hình ảnh, video, livestream, bài đăng vi phạm có thể bị xóa khỏi TikTok.
- Bị khóa tài khoản: Nếu vi phạm nhiều lần hoặc vi phạm nghiêm trọng, tài khoản của bạn sẽ bị khóa vĩnh viễn.
- Vi phạm pháp luật: Sử dụng một số từ ngữ bị cấm trên có thể vi phạm pháp luật về Quảng cáo, bạn sẽ phải gánh chịu hậu quả như phạt tiền, thậm chí nặng hơn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, uy tín thương hiệu: Việc dùng các từ lừa đảo, tiêu cực,… có thể khiến khách hàng có ấn tượng xấu về cửa hàng.
Bài viết trên đây của ToaTol đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết về các từ ngữ bị cấm trên TikTok Shop. Các chủ cửa hàng hãy lưu lại ngay danh sách này để có trải nghiệm bán hàng tốt nhất nhé!
Đừng quên theo dõi kênh ToaTol thường xuyên để cập nhật thêm nhiều tin tức hay và thú vị cũng như nhiều thủ thuật Tiktok khác nhé.
>>> Xem thêm:
- Cách đạt 1000 follow Tiktok nhanh nhất, miễn phí
- Hướng dẫn download video Tiktok No WaterMark
- Nắm vững khung giờ đăng Tiktok triệu view chi tiết nhất